Địa điểm du lịch
Kênh gym
Lang Thieu Tri Hue
Lăng Thiệu Trị - Huế
Lăng Thiệu Trị có tên chữ là Xương Lăng, nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách kinh thành Huế chừng 8 km. Đặc biệt, lăng quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng chưa bao giờ được dùng trong các công trình kiến trúc lớn ở Huế thời bấy giờ.
Đôi nét lịch sử Lăng Thiệu Trị
Vua Thiệu Trị là con trai trưởng của vua Minh Mạng, lên ngôi giữa tuổi 34, trị vì đất nước được 7 năm (1841-1847) thì băng hà. Sinh thời, nhà vua chưa lo nghĩ đến cái chết của mình, phần do không muốn binh dân hao tổn quá nhiều sức lực và của cải để xây lăng Thiệu Trị. Cho đến lúc chuẩn bị ra đi, nhà vua đã trăn trối với người con trai sắp kế vị rằng: “chỗ đất làm sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao, chân núi cận tiện, để dân binh dễ công việc. Đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu Lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cho kiệm ước, không nên làm nhiều đền đài, hao phí đến tài lực của binh dân”.
- Vâng mệnh cha, vua Tự Đức đã chọn được cuộc đất tốt ở chân núi thấp để xây lăng. Ngọn núi ấy được đặt tên là núi Thuận Đạo và lăng lấy tên là Xương Lăng. Ngày 11/2 năm 1848, lăng Thiệu Trị bắt đầu được khởi công xây dựng.
- Quá trình xây cất lăng Thiệu Trị diễn ra nhanh chóng và gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ yếu đã hoàn thành. Ngày 14/6 năm 1848, vua Tự Đức thân hành lên Xương Lăng kiểm tra lần cuối. 10 ngày sau, thi hài vua Thiệu Trị được đưa vào an táng trong lăng, sau 8 tháng quàn tại điện Long An ở cung Bảo Định.
- Vua Tự Đức viết bài văn bia dài trên 2.500 chữ, cho khắc lên tấm bia “Thánh đức thần công”, dựng vào ngày 19/11/1848 để ca ngợi công đức của vua cha Thiệu Trị.
Như vậy, tính từ ngày bắt đầu xây dựng đến ngày hoàn tất, lăng Thiệu Trị được thi công trong vòng chưa đầy 10 tháng.
Giá trị kiến trúc Lăng Thiệu Trị
Lăng vua Thiệu Trị không xây mà tận dụng những dãy núi đồi chung quanh để làm nên một vòng La thành thiên nhiên rộng lớn. Tổng thể lăng gồm hai khu vực lăng và tẩm:
Khu lăng: nằm ở bên phải, trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ Ðiện. Sau hồ Nhuận Trạch là Nghi môn bằng đồng dẫn vào Bái đình (sân chầu) rộng lớn của lăng Thiệu Trị. Hai hàng tượng đá ở hai bên Tả, Hữu của sân là tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng nửa đầu thế kỷ 19 ở Huế.
- Bi đình tọa trên quả đồi cong, hình dạng mai rùa, và có tấm bia khắc của vua Tự Ðức ca ngợi công đức của vua cha.
- Qua hồ Ngưng Thúy có 3 cây cầu là Chánh Trung (giữa), Ðông Hòa (Phải), Tây Ðình (trái) là đến tam cấp vào Bửu Thành, nơi đặt thi hài vua Thiệu Trị.
Khu tẩm: qua Nghi môn bằng đá cẩm thạch, bước lên 3 bậc tam cấp qua Hồng Trạch môn là đến điện Bửu Ðức của lăng Thiệu Trị, nơi thờ bài vị của vua và bà Từ Dũ (vợ vua). Trong chánh điện, trên những cổ diêm ở bộ mái và ở cửa Hồng Trạch có khắc trên 450 ô chữ chạm khắc các bài thơ có giá trị văn học và giáo dục.
- Các công trình phụ thuộc như Tả Hữu Phối điện (trước), Tả và Hữu Tùng viện (sau) quây quần xung quanh điện Bửu Ðức càng tăng thêm vẻ tôn nghiêm của chính điện.
- Bên kia hồ Điện, hòn Bàu Hồ làm bình phong cho khu vực điện thờ, lác đác những bóng thông già ngạo nghễ vươn mình lên trời xanh, bất chấp nắng mưa, gió bão, như khí phách người quân tử.
Lăng Thiệu Trị với vẻ đẹp giản đơn, gần gũi, dựa lưng vào chân núi, phía trước là cả một vùng đất bằng phẳng cây cối xanh tươi, ruộng đồng mơn mởn trải dài từ bờ sông Hương tới tận cầu Lim, tạo cảnh quan thanh thoát và yên bình.
Lăng Thiệu Trị Huế với kiến trúc đơn giản
Lăng Thiệu Trị Huế - hàng tượng đá trên sân chầu
Lăng Thiệu Trị Huế đón khách tham quan
Xem thêm
Lăng Thiệu Trị
-
Hình ảnh Lăng Thiệu Trị
-
Bản đồ đường đi Lăng Thiệu Trị
Tin du lịch Lăng Thiệu Trị
Oct
14
Lăng Thiệu Trị với thế đất phong thủy
Jan
08
Lăng Thiệu Trị, hoàn thành tu bổ Tả Hữu Tùng Viện
Jun
13
Lăng Thiệu Trị khởi công dự án tu bổ hơn 22 tỷ
Mục lục
Du lịch Huế
(I) Quần thể di tích Cố đô Huế
(1)
Kinh thành Huế
-
Đại Nội Huế
-
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế
-
Quốc Tử Giám Huế
(2) Lăng tẩm Huế
-
Lăng Gia Long
-
Lăng Minh Mạng
-
Lăng Thiệu Trị
-
Lăng Tự Đức
-
Lăng Khải Định
(3) Di tích khác
-
Cung An Định
-
Chùa Thiên Mụ
-
Đàn Nam Giao
-
Điện Hòn Chén
(II) Quanh Huế
-
Chợ Đông Ba
-
Cầu Trường Tiền
-
Bãi biển Thuận An
-
Phá Tam Giang
-
Bãi biển Lăng Cô
-
Vườn quốc gia Bạch Mã
-
Làng cổ Phước Tích