Địa điểm du lịch
Kênh gym
Lang Khai Dinh Hue
Lăng Khải Định - Huế
Lăng Khải Định ở Huế được xây dựng trên triền núi Châu Chữ, nằm bên ngoài Kinh thành, cách khoảng 11km về phía nam. Lăng Khải Định (Ứng Lăng) đã trở thành biểu tượng, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh.
Đôi nét lịch sử lăng Khải Định
Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của truyền Nguyễn. Ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc, đặc biệt là Ứng Lăng. Sau khi tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa, vua chọn triền núi Châu Chữ làm nơi xây cất lăng mộ. Tọa lạc tại vị trí này, phong thủy lăng Khải Định tựa lưng núi làm hậu chẩm, lấy quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”.
- Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước, hành động này đã bị lịch sử lên án gay gắt. Ông còn cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., và cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình.
- Lăng được khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920, và kéo dài suốt 11 năm ròng rã mới hoàn tất. Bấy giờ, tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy công trình với sự trưng tập nhiều thợ lành nghề và nghệ nhân nổi tiếng trên khắp cả nước như: Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng...
Giá trị kiến trúc lăng Khải Định
So quy mô với lăng của các vị vua triều Nguyễn khác, Ứng Lăng có diện tích nhỏ hơn nhiều (117m x 48.5m) nhưng rất kỳ công và tốn nhiều thời gian. Về kiến trúc lăng cũng được đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự mới lạ, ngông nghênh, và là kết quả pha trộn của nhiều trường phái kiến trúc khác nhau như: Phật giáo, ấn Độ giáo, Roman, Gothique... trong sự giao thoa văn hóa Đông - Tây của buổi giao thời và cá tính của vua Khải Định. Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn lên cao, với 127 bậc cấp:
- Lối lên thăm lăng Khải Định vượt qua 37 bậc, với thành bậc được đắp rồng to lớn, trên sân có hai dãy Tả - Hữu tòng tự, ở hai bên xây kiểu chồng diêm hai lớp, tám mái, song các vì kèo lại bằng xi măng cốt thép.
- Vượt thêm 29 bậc nữa là tới tầng sân bái đình. Hai bên sân, mỗi bên có 2 hàng tượng quan quân cùng nhìn vào giữa sân, đặc biệt là 6 cặp tượng linh túc vệ, được làm bằng chất liệu đá hiếm và đều có khí sắc.
- Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của lăng, nơi mà tài hoa của những người thợ được thể hiện sống động. Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa đều được trang trí công phu bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Cùng với tranh trên tường, dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ “Cửu long ẩn vân” tuyệt đẹp. Đặc biệt, chiếc bửu tán trong chính tẩm với những đường lượn mềm mại, thanh thoát như được làm bằng lụa, nhưng thực chất là một khối bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920. Toàn bộ trang trí bên trong cung Thiên Định không chỉ phản ánh những giá trị kiến trúc, đại diện cho hình ảnh lăng Khải Định mà còn đề cập đến tư tưởng của công trình và ý muốn của nhà vua.
Cho dù bị lên án dưới nhiều góc độ, lăng vua Khải Định ở Huế đích thực là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc, làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm cố đô, trở thành điểm tham quan hút khách du lịch.
* Giá vé vào lăng Khải Định : 100.000 vnđ/người lớn, 20.000 vnđ/trẻ em từ 7-12 tuổi (khi mua vé, bạn có thể hỏi dịch vụ thuyết minh lăng Khải Định, hay tour/ tuyến gộp các điểm tham quan).
Lăng Khải Định với kiến trúc đa phong cách
Lăng Khải Định đón khách tham quan
Lăng Khải Định như tác phẩm nghệ thuật tinh xảo
Xem thêm
Lăng Khải Định
-
Hình ảnh Lăng Khải Định
-
Bản đồ đường đi Lăng Khải Định
Tin du lịch Lăng Khải Định
Apr
13
Lăng Khải Định, nghệ thuật khảm sành sứ
Aug
27
Lăng Khải Định kết hợp Đông - Tây đẹp mắt
Jul
15
Lăng Khải Định với thuật phong thủy
Oct
22
Lăng Khải Định, pho tượng đồng độc đáo
Mục lục
Du lịch Huế
(I) Quần thể di tích Cố đô Huế
(1)
Kinh thành Huế
-
Đại Nội Huế
-
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế
-
Quốc Tử Giám Huế
(2) Lăng tẩm Huế
-
Lăng Gia Long
-
Lăng Minh Mạng
-
Lăng Thiệu Trị
-
Lăng Tự Đức
-
Lăng Khải Định
(3) Di tích khác
-
Cung An Định
-
Chùa Thiên Mụ
-
Đàn Nam Giao
-
Điện Hòn Chén
(II) Quanh Huế
-
Chợ Đông Ba
-
Cầu Trường Tiền
-
Bãi biển Thuận An
-
Phá Tam Giang
-
Bãi biển Lăng Cô
-
Vườn quốc gia Bạch Mã
-
Làng cổ Phước Tích