Địa điểm du lịch
Kênh gym
Dan Nam Giao Hue
Đàn Nam Giao - Huế
Đàn Nam Giao ở Huế là đàn tế lộ thiên, nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Đây là đàn Nam Giao duy nhất còn tồn tại ở Huế, và cũng là đàn tế duy nhất của triều Nguyễn còn hiện hữu ở Việt Nam.
Lịch sử Đàn tế Nam Giao Huế
- Ngày 25 tháng 3 năm 1806, Đàn Nam Giao Huế được nhà Nguyễn khởi công xây dựng.
- Ngày 27 tháng 3 năm 1807, Vua Gia Long lần đầu tiên tổ chức lễ tế Giao tại đây.
- Trong suốt 79 năm (1807 - 1885) độc lập của triều đại nhà Nguyễn, đây luôn là nơi các vị vua tổ chức nghi lễ tế Giao trang nghiêm và đều đặn vào mùa xuân hàng năm.
- Từ năm 1886 đến 1890, là thời gian triều đình Huế không tổ chức lễ tế Nam Giao.
- Bắt đầu từ 1891, cứ ba năm một lần, vua Nguyễn lại đến tế Trời Đất ở Đàn.
- Ngày 23 tháng 3 năm 1945, diễn ra lễ tế Giao cuối cùng của triều Nguyễn. Như vậy, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn tế lễ ở Đàn này với 98 đại lễ được tổ chức.
- Đến 1993, Đàn Nam Giao Huế nằm trong danh mục 16 di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
- Năm 1997, Đàn được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, và được trùng tu tôn tạo bước đầu.
- Mùa Festival Huế năm 2004, lần đầu tiên sau gần 60 năm vắng bóng, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phục dựng lại lễ tế đàn Nam Giao triều Nguyễn, và tiếp tục là điểm nhấn trong các mùa Festival Huế sau này.
Kiến trúc Đàn Nam Giao Huế
Khuôn viên Đàn hình chữ nhật, có diện tích đến 10ha, rừng thông bao bọc xung quanh. Vòng tường trổ bốn cửa rộng nhằm theo bốn hướng, trong đó cửa Nam là cửa chính. Trước mỗi cửa đều xây một bức bình phong bằng đá rất lớn (rộng 12.5m, cao 3.2m, dày 8.8m). Trong lễ tế Giao, trước mỗi cửa đều cắm lá cờ lớn với màu sắc khác nhau: cửa Bắc màu đen, cửa Nam màu đỏ, cửa Ðông màu xanh, cửa Tây màu trắng.
Phía trong khuôn viên là các công trình kiến trúc được nhà Nguyễn cho xây dựng để phục vụ đại lễ tế Giao với trung tâm là Đàn Nam Giao, nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi chính trong lễ tế Giao. Ngoài ra còn có Trai cung, Thần khố, Thần trù, Quan cư, Khoản Tiếp, cùng một số công trình phụ khác.
I> Đàn hướng về phía Nam, gồm 3 tầng bằng gạch, xây chồng lên nhau, cao gần 4.7m, tuân thủ chặt chẽ theo thuyết “tam tài” Thiên - Ðịa - Nhân, cũng như quan niệm “Trời tròn Đất vuông”.
- Tầng trên cùng là Viên Đàn, xây hình tròn, lan can quét vôi màu xanh, tượng trưng cho trời xanh (thiên thanh). Khi tế Giao, tầng này được dựng một cái nhà hình nón, lợp vải màu xanh gọi là Thanh ốc.
- Tầng giữa là Phương Ðàn, xây hình vuông, lan can quét vôi màu vàng, tượng trưng cho đất vàng (địa hoàng). Khi tế Giao, tầng này được dựng một cái nhà hình vuông, lợp vải màu vàng gọi là Hoàng ốc.
- Tầng dưới cũng xây hình vuông, lan can quét vôi đỏ, tượng trưng cho người (nhân). Đặc biệt, yếu tố Nhân được thể hiện rất rõ ràng và khá bình đẳng với yếu tố Trời - Đất. Khi tế Giao, tầng này có 128 văn sinh và vũ sinh đứng múa.
II> Trai Cung là công trình có kiến trúc khép kín, nằm ở phía tây nam của Đàn, được bố trí theo thế “tọa bắc hướng nam”. Trai Cung gồm chính điện, nhà tả túc, hữu túc, phòng thượng trà, sở thượng thiện... Vòng quanh Trai Cung là tường gạch, có hình chữ nhật dài 85m, rộng 65m. Cổng chính của Trai cung nằm ở phía nam, phía bắc cũng trổ một cửa. Đây là nơi nhà vua trai giới thanh tịnh trước khi hành lễ tế Giao.
Đàn Nam Giao Huế mang ý nghĩa vừa tôn giáo vừa chính trị, bởi lễ tế Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ, khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời cai trị dân chúng.
Đàn Nam Giao Huế - Trai Cung tọa bắc hướng nam
Đàn Nam Giao Huế trang nghiêm trong lễ tế Giao
Đàn Nam Giao Huế tái hiện đêm lễ tế Giao
Xem thêm
Đàn Nam Giao
-
Hình ảnh Đàn Nam Giao
-
Bản đồ đường đi Đàn Nam Giao
Tin du lịch Đàn Nam Giao
Apr
27
Đàn Nam Giao linh thiêng lễ tế
Apr
30
Đàn Nam Giao, đặc sắc lễ tế Giao năm 2016
Apr
18
Đàn Nam Giao tái hiện lễ tế Giao năm 2014
Apr
09
Đàn Nam Giao, lễ tế Giao 2012 đậm nét nhân văn
Mục lục
Du lịch Huế
(I) Quần thể di tích Cố đô Huế
(1)
Kinh thành Huế
-
Đại Nội Huế
-
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế
-
Quốc Tử Giám Huế
(2) Lăng tẩm Huế
-
Lăng Gia Long
-
Lăng Minh Mạng
-
Lăng Thiệu Trị
-
Lăng Tự Đức
-
Lăng Khải Định
(3) Di tích khác
-
Cung An Định
-
Chùa Thiên Mụ
-
Đàn Nam Giao
-
Điện Hòn Chén
(II) Quanh Huế
-
Chợ Đông Ba
-
Cầu Trường Tiền
-
Bãi biển Thuận An
-
Phá Tam Giang
-
Bãi biển Lăng Cô
-
Vườn quốc gia Bạch Mã
-
Làng cổ Phước Tích