Địa điểm du lịch
Kênh gym
Den Thap My Son
Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam
Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1999, là một quần thể đền tháp đã tồn tại nghìn năm, ghi dấu quá khứ vàng son của vương quốc Chămpa cổ, trở thành điểm tham quan rất giá trị.
Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn
Xưa, vương quốc Chămpa là trung tâm trồng trọt và đánh bắt thủy sản trong khu vực có thể sánh ngang với Angkor (Campuchia), thậm chí vượt qua Angkor về tài nguyên và thương mại. Với sự thịnh vượng nhờ vào lâm sản, nông sản (lúa nước) và thủy hải sản, vương triều Chămpa đã phát triển thế lực và ảnh hưởng, giao thương với Ấn Độ từ những kỷ nguyên đầu tiên sau Công nguyên. Tiếp nhận ảnh hưởng của Ấn Giáo, nhiều đền tháp đã được xây dựng để thờ các vị thần như Brama và Vishnu, nhưng Shiva giữ vai trò ngự trị toàn vùng.
Theo lịch sử, Thánh địa Mỹ Sơn được hình thành từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII, là trung tâm tôn giáo tập trung vương quyền và thần quyền của vương quốc Chămpa gần 1000 năm, khoảng thời gian mà các vị vua đã dâng lên thần linh những đền tháp tuyệt mỹ, cũng là cách để ghi công đức của mình. Trải qua chiến tranh Thế giới lần thứ 2, chiến tranh Đông dương lần thứ 1, đặc biệt chiến tranh Đông dương lần thứ 2, nhiều đền tháp đã bị phá hủy, tuy nhiên những đền tháp còn lại đã được bảo tồn tốt, hé mở bí ẩn về nền văn minh Chămpa cổ xưa.
Giá trị của đền tháp Mỹ Sơn đã được các nhà khảo cổ, các sử gia và các học giả đánh giá là tuyệt tác về xây dựng của thời đại, cả về phương diện kỹ thuật và điêu khắc. Đây là những công trình độc đáo có một không hai ở Đông Nam Á, là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa cùng những ảnh hưởng bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật và kiến trúc từ lục địa Ấn Độ. Khu thánh địa Mỹ Sơn còn phản ánh sinh động vai trò của vương quốc Chămpa trong lịch sử văn hóa và chính trị của khu vực Đông Nam Á.
Kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn
Thuộc vùng núi phía Tây của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ngày nay, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km được bao bọc bởi các dãy núi hùng vĩ, có một dòng suối nhỏ chảy ngang qua, sau đó đổ vào sông Thu Bồn, rồi xuôi ra biển qua cảng thị cổ Hội An. Bao gồm 13 nhóm công trình với hơn 70 kiến trúc đền tháp có liên hệ mật thiết với nhau, những di tích hiện hữu và phế tích trong các nhóm đã thể hiện một lịch sử kiến trúc liên tục suốt gần 10 thế kỷ tồn tại của vương quốc Chămpa.
Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể như khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn là hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp, có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau, ở giữa là đền thờ chính. Trước mặt đền thờ chính (KaLan) là một tháp cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau (một cửa hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính); tiếp nối thường là gian nhà dài (Mandapa) có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi làm nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong các lễ cúng hiến cho thần linh. Xung quanh ngôi đền chính là các ngôi đền nhỏ hoặc các công trình phụ...
Kiến trúc khu đền tháp Mỹ Sơn thể hiện sự đa dạng các phong cách khác nhau nhưng nhìn chung đều ở tư thế cao vút biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru, nơi cư ngụ của các vị thần và là trung tâm của vũ trụ. Hầu hết các công trình được kết cấu bằng gạch nung với trụ đá và trang trí những phù điêu sa thạch thể hiện các giai thoại Ấn Giáo. Minh chứng kỹ thuật của đền tháp là sự hiện hữu của các kỹ xảo Chăm điêu luyện, trong khi sự biểu trưng của các họa tiết và biểu tượng của đền tháp ẩn chứa nội dung các giai đoạn chính trị và tôn giáo Chămpa.
Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, dựa vào thiên nhiên để dựng nên một Thánh địa tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết được.
Du lịch Thánh địa Mỹ Sơn
Đến tham quan Thánh địa Mỹ Sơn, sau khi mua vé ở cổng, đón bước du khách là Nhà trưng bày Mỹ Sơn, nơi cung cấp nhiều thông tin, kiến thức về Mỹ Sơn qua các panô, mô hình minh họa, nội dung hình ảnh cô đọng và cuốn hút, giúp du khách dễ dàng tìm hiểu về Thánh địa Mỹ Sơn, và có một cảm thụ tổng quan về quá trình phát triển cũng như giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của khu di tích quan trọng này.
Sau đó, khách du lịch Mỹ Sơn sẽ được thong thả ngoạn cảnh bằng xe điện, qua đoạn đường 2km vòng theo những triền dốc quanh co, uốn lượn giữa hai hàng cây rợp mát, bên dưới là suối Khe Thẻ nước chảy róc rách... Để rồi, du khách sẽ bước chân vào một thế giới khác, xứ sở Chămpa mở ra phía trước là tổ hợp nhiều đền tháp rêu phong cổ kính, vươn cao sừng sững giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Chầm chậm dạo bước quanh khu đền tháp, tai nghe thuyết minh về Thánh địa Mỹ Sơn, tận mắt chiêm ngưỡng những đường nét kiến trúc độc đáo, ngắm nhìn những họa tiết mô tả hình người, động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động và uyển chuyển, thi thoảng lại bắt gặp hình chạm khắc những vũ nữ say sưa múa... tất cả như đang kể cho du khách những câu chuyện huyền bí về một thời rực rỡ của vương quốc Chămpa.
Chuyến khám phá Thánh địa Mỹ Sơn có gì hay nữa, tại đây du khách sẽ có dịp thưởng thức những tiết mục biểu diễn nghệ thuật Chăm đặc sắc, những vũ điệu duyên dáng làm say lòng người được tái hiện qua những trích đoạn lễ hội Chăm, múa đội nước, múa apsara, múa cắn lửa..., trình tấu nhạc cụ Chăm như trống paranưng, ginăng, kèn saranai, đàn kaní..., hay các tiết mục hát khấn, tụng, ca ngợi các vị thần linh...
Ngoài ra, trong khuôn viên khu di tích Mỹ Sơn còn có nhà hàng Mỹ Sơn, phục vụ du khách những món ăn dân dã của vùng đất phía Tây Quảng Nam với những cọng rau, con cá, trái cà, hay món Mỳ Quảng trứ danh... Và nếu muốn qua đêm tại đây, thì bên đập Thạch Bàn là khu nhà nghỉ khách sạn Ganesa với không gian hữu tình, lý tưởng để nghỉ dưỡng; hay ở Homestay trong làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn, với những căn nhà mái bằng đậm chất quê, trải nghiệm một ngày làm nông dân, đạp xe, đi thuyền trên mặt hồ Thạch Bàn thơ mộng...
* Giá vé Thánh địa Mỹ Sơn : 100.000 đ/khách Việt, 150.000 đ/khách nước ngoài (bao gồm phí tham quan và dịch vụ)
- Giờ mở cửa/ đóng cửa : từ 6h00 - 17h00 các ngày trong tuần, kể cả Lễ Tết
- Lịch biểu diễn văn nghệ : 9h30, 10h30 và 14h30 hàng ngày. Ngoài ra còn có các xuất diễn tại các điểm của di tích
- Điện thoại : 0510.3731.309 - 0510.3731.361
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc giữa thiên nhiên hùng vĩ
Thánh địa Mỹ Sơn với những họa tiết sinh động
Thánh địa Mỹ Sơn đậm vẻ thâm nghiêm
Thánh địa Mỹ Sơn - biểu tượng linga
Thánh địa Mỹ Sơn thu hút du khách đến tham quan
Thánh địa Mỹ Sơn - biểu diễn văn nghệ Chăm
Xem thêm
Thánh địa Mỹ Sơn
-
Hình ảnh Thánh địa Mỹ Sơn
-
Bản đồ đường đi Thánh địa Mỹ Sơn
Tin du lịch Thánh địa Mỹ Sơn
Jun
21
Thánh địa Mỹ Sơn, khúc hành hương
Aug
20
Thánh địa Mỹ Sơn với những vũ điệu Chăm
Mar
20
Thánh địa Mỹ Sơn công chiếu phim quảng bá
Jan
22
Thánh địa Mỹ Sơn phấn đấu ít nhất 282.000 khách
Jan
01
Thánh địa Mỹ Sơn tăng giá vé, nâng chất lượng
Oct
26
Thánh địa Mỹ Sơn với triển vọng tích cực
Sep
23
Thánh địa Mỹ Sơn đón nhiều chuyến bay trực thăng
Jul
08
Thánh địa Mỹ Sơn vào top 5 điểm tham quan hàng đầu
May
18
Thánh địa Mỹ Sơn đón khách tham quan bằng xe jeep
May
09
Thánh địa Mỹ Sơn nâng cấp hạ tầng du lịch
Mar
21
Thánh địa Mỹ Sơn phủ sóng wifi khu vực di tích
Mục lục
Du lịch Quảng Nam
-
Du lịch Hội An
I) Phố cổ Hội An
1) Nhà cổ Hội An
-
Nhà cổ Tấn Ký
-
Nhà cổ Đức An
-
Nhà cổ Quân Thắng
-
Nhà cổ Phùng Hưng
-
Nhà thờ cổ tộc Trần
-
Nhà thờ tộc Nguyễn Tường
2) Hội quán Hội An
-
Hội quán Phúc Kiến
-
Hội quán Quảng Đông
-
Hội quán Triều Châu
3) Công trình văn hóa Hội An
-
Chùa Cầu
-
Đình Cẩm Phô
-
Miếu Quan Công
-
Tụy Tiên Đường Minh Hương
4) Bảo tàng
-
Văn hóa dân gian Hội An
-
Gốm sứ mậu dịch Hội An
-
Lịch sử văn hóa Hội An
-
Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An
5) Điểm tham quan khác
-
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
-
Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền
-
Giếng cổ Bá Lễ
II) Làng nghề Hội An
-
Làng gốm Thanh Hà
-
Làng rau Trà Quế
-
Làng mộc Kim Bồng
III) Quanh Hội An
-
Bãi biển Cửa Đại
-
Bãi biển An Bàng
-
Cù Lao Chàm
-
Rừng dừa Bảy Mẫu
-
Thánh địa Mỹ Sơn