Địa điểm du lịch Kênh gym

Hổ mang đất ở Trại rắn Đồng Tâm - Tiền Giang

Hổ mang đất ở Trại rắn Đồng Tâm

Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) hiện đang nuôi dưỡng hàng trăm cá thể rắn hổ mang đất để bảo tồn, nghiên cứu và lấy nọc độc sản xuất huyết thanh. Trại cũng tiến hành cho rắn hổ mang đất sinh sản trong quá trình nuôi nhốt dưới sự chăm sóc, theo dõi của các chuyên gia.

- Rắn hổ mang đất thường gọi là hổ mang hoặc hổ đất hay hổ mang bành, phân bố khắp Việt Nam, nhất là ở miền Tây. Dấu hiệu nhận biết là da màu xám, bụng màu đen chì, có 2 hoặc 3 sọc vàng gần cổ. Phía trên cổ khi chúng phùng mang thấy rõ một vòng tròn màu đen - trắng.

Trung tá Vũ Ngọc Lương - chuyên gia của trại rắn Đồng Tâm cho biết, trọng lượng một con hổ mang đất trưởng thành có thể đạt tới 3 kg, dài 1.5 m và sống đến 15 năm. Cùng với rắn hổ mang chúa, loài hổ mang đất có nọc cực độc và rất hung dữ, sẵn sàng tấn công các động vật lớn và cả con người. Khi bị kích động hoặc thủ thế tấn công, phần cổ của loài rắn này thường phùng rộng ra, đầu ngẩng cao và phóng tới mục tiêu với tốc độ cực nhanh.

- Thức ăn chủ yếu của rắn hổ mang đất thường là ếch, nhái, chuột... và món “khoái khẩu” là cóc vàng với những túi nhỏ trên da xù xì có chứa chất độc. Tuy nhiên, loài rắn này có khả năng trung hòa độc tố của cóc, nên không gây ảnh hưởng đến tính mạng của nó. Trung bình, một con hổ mang đất được cho ăn 2 lần/tuần, mỗi lần chúng nuốt trọn 2 con cóc trưởng thành. Do cóc có bề ngang cơ thể to hơn rắn, nên hổ đất cần khoảng 3-5 phút để nuốt mồi.
Trại rắn Đồng Tâm - hổ mang đất phùng mang
Trại rắn Đồng Tâm - hổ mang đất phùng mang
Trại rắn Đồng Tâm - hổ mang đất rình mồi
Trại rắn Đồng Tâm - hổ mang đất rình mồi
Trại rắn Đồng Tâm - hổ mang đất đớp mồi
Trại rắn Đồng Tâm - hổ mang đất đớp mồi
Trại rắn Đồng Tâm - hổ mang đất nuốt cóc
Trại rắn Đồng Tâm - hổ mang đất nuốt cóc

Mục lục