Địa điểm du lịch
Kênh gym
Thap Canh Tien Binh Dinh
Tháp Cánh Tiên - Bình Định
Tháp Cánh Tiên có kiến trúc còn khá nguyên vẹn, và thuộc nhóm những tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Chămpa. Tháp tọa lạc trên đỉnh một quả đồi thấp, ngay gần thành Đồ Bàn xưa (nay gọi là thành Hoàng Đế) thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Lịch sử Tháp Cánh Tiên
Theo thư tịch cổ, thành Đồ Bàn xưa được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ 10, là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15, còn tháp Cánh Tiên được xây dựng vào thế kỷ thứ 12, dưới đời vua Chế Mân (Jaya Sinbavarman III).
Sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên nên gọi tên ấy”. Còn các nhà nghiên cứu người Pháp thì gọi là Tour de Cuvre (Tháp Đồng).
Kiến trúc Tháp Cánh Tiên
Tháp có kiến trúc bề thế với những khối hình lớn gây ấn tượng từ xa. Mặc dù chỉ có một tháp đơn lẻ song hình dáng, cấu trúc của tháp lại tương đồng với các ngôi tháp vuông nhiều tầng xây bằng gạch vào loại lớn của Chămpa với chiều cao gần 20 mét.
- Phần đế của tháp Cánh Tiên ở Bình Định xây cao trên một bình diện gần vuông, mỗi bề dài gần 10m với các đường giật cấp. Tòa tháp vươn cao sừng sững, bốn mặt quanh thân tháp đều được trang trí các cột ốp tường, nhô ra theo tỉ lệ hài hòa so với tổng thể kiến trúc.
- Trên thân tháp có 4 cửa vòm nhọn mở ra 4 hướng, nhưng chỉ có cửa chính hướng Đông là ăn thông với lòng tháp, còn lại là 3 cửa giả. Mỗi cửa giả đều có 3 tầng thu nhỏ dần về phía trên, mỗi tầng có 2 cột ốp tạo thành hình ô khám bên dưới và hình cung nhọn bên trên.
- Bộ diềm mái của tháp Cánh Tiên hơi nhô ra tạo thành bệ đỡ cho các tháp góc trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ dần về phía trên, trông xa như một ngọn đuốc khổng lồ. Tại bốn góc ở mỗi tầng tháp có các chi tiết trang trí được chạm khắc hình đuôi phượng và hình thủy quái Makara...
Điều đặc biệt là kết cấu vật liệu ở nửa phần phía ngoài của các cột ốp tường có trộn lẫn đá sa thạch, và được chạm khắc hoa văn uyển chuyển, cầu kỳ. Góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá. Đây là hiện tượng độc đáo trong kiến trúc tháp Chăm.
Năm 1982, tháp Cánh Tiên (An Nhơn, Bình Định) đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Chăm. Một chuyến du lịch đến đây sẽ là dịp để bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa của nền văn hóa Chăm còn ẩn chứa nhiều bí ẩn, và làm phong phú thêm hành trình khám phá vùng đất Bình Định.
Tháp Cánh Tiên - bảng di tích
Tháp Cánh Tiên đón khách du lịch
Tháp Cánh Tiên với kiến trúc nghệ thuật
Xem thêm
Tháp Cánh Tiên
-
Hình ảnh Tháp Cánh Tiên
-
Bản đồ đường đi Tháp Cánh Tiên
Tin du lịch tháp Cánh Tiên
Dec
19
Tháp Cánh Tiên, vẻ đẹp huyền bí
Mục lục
Du lịch Bình Định
-
Hầm Hô
-
Tháp đôi Quy Nhơn
-
Suối nước nóng Hội Vân
-
Thành Hoàng Đế
-
Tháp Cánh Tiên
-
Chùa Thập Tháp
-
Khu du lịch Ghềnh Ráng