Địa điểm du lịch
Kênh gym
Nha Tho Duc Ba Sai Gon
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn, và là một trong những công trình kiến trúc đẹp mắt, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, dự lễ.
Lịch sử Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xưa
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây dựng năm nào : 1877, hoàn thành sau 3 năm và được Tòa thánh Vatican phong lên hàng tiểu Vương cung Thánh đường từ năm 1959, với tên gọi chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Đây là công trình kiến trúc đặc sắc từ thời Pháp thuộc do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế.
Kiến trúc Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Tổng thể kiến trúc nhà thờ Đức Bà TPHCM khá đặc biệt về quy hoạch: nằm giữa quảng trường, liền kề với không gian giao thông, không hề có hàng rào và khuôn viên bảo vệ. Hình ảnh của công trình này đã trở thành một điểm nhấn trong kiến trúc đô thị TPHCM, với góc nhìn đẹp từ mọi phía.
Theo lịch sử nhà thờ Đức Bà TPHCM, trong quá trình thi công, hầu hết những nguyên vật liệu xây dựng, trang trí đều được chuyển từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille, để trần, không tô trát, không bị bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.
Bên trong Nhà thờ, tòa Thánh đường có chiều dài 133m, chiều rộng 35m, hình thức đối xứng, có chiều cao giảm dần về phía sau với đỉnh cao nhất là 2 tháp chuông phía trước. Các chi tiết kiến trúc và trang trí đều tuân theo phong cách Roman và Gothic, cùng với thiết kế lấy sáng tuyệt vời, toát lên vẻ tôn nghiêm và trang nhã.
- Thánh đường gồm chính điện ở giữa, và hai gian phụ hai bên, tiếp theo là dãy nhà nguyện. Vào giờ lễ, nhà thờ Đức Bà TPHCM có thể chứa được 1200 người. Dãy nhà nguyện được đặt những bàn thờ nhỏ, có những bệ thờ và tượng thánh bằng đá tinh xảo. Bàn thờ chính nơi Cung Thánh được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối, có hình 6 vị thiên thần đỡ mặt bàn thờ. Trên tường là 56 ô cửa kính màu có nội dung mô tả các nhân vật, sự kiện trong Kinh Thánh.
Ban đầu, hai tháp chuông Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn chỉ cao có 36.6m và không có mái. Sau khi được cải tạo và xây thêm mái chóp vào năm 1895, tháp chuông có chiều cao là 57.6m, cao nhất Việt Nam. Bên trong tháp chuông chứa 6 quả chuông lớn với 6 âm điệu, được chế tạo ở Pháp và có những họa tiết rất tinh xảo. Chỉ vào đêm Giáng sinh, tất cả 6 quả chuông mới cùng vang lên, tiếng chuông ngân xa tới 10km.
Ở mặt trước nhà thờ Đức Bà TPHCM, giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái có một chiếc đồng hồ, trông như một ô cửa sổ, nhưng bên trong là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887, dù cũ kỹ và thô sơ nhưng vẫn hoạt động khá chính xác.
Bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình đặt ở trung tâm vườn hoa phía trước, được điêu khắc vào năm 1959 tại Ý. Tượng Đức Mẹ đứng thẳng, tay cầm quả địa cầu, trên có đính cây thánh giá, đôi mắt Mẹ nhìn lên bầu trời như đang nguyện cầu.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xứng đáng là một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo trung tâm đô thị. Trải qua gần 140 năm cùng bao thăng trầm lịch sử, Nhà thờ Đức Bà ở TPHCM vẫn uy nghiêm, lộng lẫy và tráng lệ.
* Địa chỉ Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ở đâu : số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM. Nơi đây có giao thông thuận tiện và không gian rộng rãi. Ngày thường, khu vực quanh nhà thờ là địa điểm quen thuộc của nhiều bạn trẻ hay các cặp đôi cô dâu, chú rể đến chụp ảnh cưới. Đặc biệt vào các dịp lễ Tết, nhất là đêm Giáng sinh, không gian nơi đây trở nên rất sống động.
- Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn giờ lễ : T2 đến T7, sáng 5h30, chiều 17h00. Riêng Chúa Nhật, sáng 5h30 - 6h30 - 7h30 - 9h30, chiều 16h00 - 17h15 - 18h30.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - tráng lệ
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - bên trong
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - mặt ngoài
Xem thêm
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
-
Hình ảnh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
-
Bản đồ đường đi Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Tin du lịch Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Jan
20
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, công phu trùng tu
Mục lục
Du lịch TPHCM
-
Chợ Bến Thành & Chợ đêm Bến Thành
-
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
-
Hội trường Thống Nhất
-
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
-
Khu du lịch Đầm Sen
-
Khu du lịch Suối Tiên
-
Khu du lịch Bình Quới
-
Thảo Cầm Viên Sài Gòn
-
Địa đạo Củ Chi
-
Rừng ngập mặn Cần Giờ