Địa điểm du lịch
Kênh gym
Nha Tho Da Co Sa Pa
Nhà thờ đá Sapa
Nhà thờ đá Sapa có tuổi đời hơn trăm năm, dáng vẻ cổ kính rêu phong, từ lâu đã trở thành một hình ảnh mang tính điểm nhấn của thị trấn Sapa, nhất là khi thấp thoáng trong màn sương mờ ảo, dễ khiến lòng người lữ khách bâng khuâng.
Theo dòng lịch sử, Nhà thờ đá Sapa được xây dựng từ năm 1895, là dấu ấn kiến trúc toàn vẹn nhất của người Pháp còn lại ở Lào Cai. Địa chỉ Nhà thờ đá Sapa tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa trên một khu đất rộng, phía sau là núi Hàm Rồng che chắn. Đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được Nhà thờ đá cổ Sapa, cùng với hai công trình khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm thông tin du lịch Sapa) tạo thành một tam giác kiến trúc cân đối.
Kiến trúc Nhà thờ đá Sapa mô phỏng hình thập giá, được xây theo lối kiến trúc Gothique La Mã, thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn... đều là hình chóp, tạo cho công trình nét vững chãi mà bay bổng, thanh thoát.
Tổng diện tích khuôn viên Nhà thờ đá Sapa rộng khoảng 6000m2, được chia thành nhiều khu khác nhau, bao gồm: khu nhà thờ, dãy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, khu chăn nuôi, nhà thiên thần, sân, hàng rào và khu vườn thánh. Trong đó, khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500m2, có tháp chuông cao 20m, trong tháp là quả chuông cao 1.5m, đúc vào năm 1932, nặng 500kg, tiếng vang đạt bán kính gần một cây số.
Toàn bộ Nhà thờ đá Sapa được xây bằng đá đẽo và được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Mái lợp ngói, trần bằng vôi rơm, các cửa sổ bằng khung kính màu mô tả cuộc đời của Đức Chúa. Việc chọn hướng của nhà thờ đá tại Sapa tuân theo ý niệm tâm linh Công Giáo, với mặt trước quay về hướng Đông mặt trời mọc (đón nguồn sáng Thiên Chúa) và mặt sau quay về hướng Tây mặt trời lặn (nơi sinh thành của Chúa Kitô).
Ngay phía trước Nhà thờ đá ở Sapa là khu Sân Quần rộng thoáng, điểm xuyến hàng thông lưu niên. Hàng ngày, đây là nơi bà con dân tộc thường tụ tập giao lưu, trao đổi hàng hóa, thu hút khách du lịch đến dạo quanh, mua quà lưu niệm. Nhà thờ đá Sapa buổi tối còn được thắp sáng lung linh ánh đèn đa sắc. Hay vào cuối tuần thường diễn ra các hoạt động văn hóa dân tộc, nhộn nhịp sắc màu thổ cẩm của những cô gái người Mông, Dao...
Sau hơn một thế kỷ tồn tại qua bao biến cố thăm trầm lịch sử, công trình Nhà thờ đá Sapa vẫn trụ vững uy nghi, vừa là chốn tâm linh của người dân bản địa vừa là điểm hẹn văn hóa với khách du lịch thập phương.
* Giờ lễ Nhà thờ đá Sapa : ngày thường - 19h00, chủ nhật - 09h00, 19h00.
Nhà thờ đá Sapa - mặt bên với các cửa sổ kính màu
Nhà thờ đá Sapa - không gian bên trong
Nhà thờ đá Sapa có mặt sau quay về hướng Tây
Nhà thờ đá Sapa nhìn từ trên cao
Nhà thờ đá Sapa ẩn hiện trong màn sương
Nhà thờ đá Sapa lung linh trong ánh đèn đêm
Tin du lịch Nhà thờ đá Sapa
Dec
17
Nhà thờ đá Sapa được đề cử kỷ lục Việt Nam
Mục lục
Du lịch Lào Cai
(1)
Du lịch Sapa
-
Bản Cát Cát của người H'Mông
-
Bản Tả Phìn của người Dao đỏ
-
Bản Tả Van của người Giáy
-
Nhà thờ đá Sapa
-
Núi Hàm Rồng Sapa
-
Cầu Mây Sapa
-
Bãi đá cổ Sapa
-
Thác Bạc Sapa
-
Đèo Ô Quy Hồ
-
Cáp treo Fansipan
-
Đỉnh Fansipan (leo núi)
(2) Quanh Sapa
-
Chợ phiên Bắc Hà
-
Dinh Hoàng A Tưởng
-
Du lịch Y Tý