Địa điểm du lịch
Kênh gym
Den Chu Dong Tu Su Tich
Sự tích Đền Chử Đồng Tử - Hưng Yên
Tương truyền, Chử Đồng Tử quê ở làng Chử Xá, con trai của ông Chử Cù Vân và bà Bùi Thị Gia. Vợ mất sớm, ông Chử Cù Vân ở vậy một mình nuôi con. Không may một lần bị hỏa hoạn, hai cha con chỉ còn duy nhất một cái khố, mỗi khi có việc ra ngoài thì phải thay nhau dùng. Chẳng bao lâu Chử Cù Vân bị bệnh nặng, trước khi qua đời, ông dặn Chử Đồng Tử “Cha chết đi, con giữ cái khố lại mà che thân, cho thiên hạ khỏi chê cười”. Không đành lòng để cha chết trần, chàng đã liệm khố cùng cha. Không có quần áo che thân, hằng ngày chàng ngâm mình dưới nước bắt cua, bắt cá để kiếm sống qua ngày.
Thuở ấy, vua Hùng thứ 18 có người con gái tên là Tiên Dung, nhan sắc tuyệt trần, đã đến tuổi cặp kê nhưng chỉ thích ngao du sơn thủy. Vào một hôm đẹp trời, thuyền của công chúa Tiên Dung dạo chơi dọc sông Hồng. Lúc đó, Chử Đồng Tử đang ngâm mình bắt cá dưới sông, nhìn thấy từ xa đoàn thuyền dong buồm đi tới, sợ quá chàng liền chạy lên bờ rồi nhằm khóm lau vùi mình xuống cát. Ngắm thấy phong cảnh hữu tình, công chúa Tiên Dung cho dừng thuyền, sai tỳ nữ lên bờ quây màn tắm bên một khóm lau, chẳng ngờ lại đúng nơi chàng trai họ Chử giấu mình. Người đời sau gọi bãi ấy là bãi Tự Nhiên.
- Nước dội cát trôi, nàng chợt thấy lộ ra thân hình một chàng trai không quần áo. Bàng hoàng phút chốc, Tiên Dung gạn hỏi sự tình mới hay gia cảnh Chử Đồng Tử đáng thương, lại thấy chàng vốn vẻ hiền từ. Ngẫm là chuyện trời định, Tiên Dung bình tĩnh nói: “Ta và chàng tình cờ gặp nhau ở đây, đều mình trần như thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt”. Liền đó, Tiên Dung truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và cùng chàng làm lễ kết duyên ngay trên thuyền.
Vua Hùng nghe tin con gái lấy kẻ nghèo hèn thì đùng đùng nổi giận từ con. Tiên Dung thấy vậy không dám về, ở lại cùng Chử Đồng Tử sống đời bình dị mà hạnh phúc. Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới và trao đổi hàng hóa trên sông. Nơi ấy dần trở thành nơi đô hội, thuyền bè buôn bán tấp nập. Cảm mến tình cảm vợ chồng Chử Đồng Tử, Tiên Ông đã truyền phép thần cho chàng. Hai vợ chồng cùng nhau đi khắp vùng Khoái Châu, dùng chiếc gậy thần và cái nón tiên để giúp người.
Trên đường cứu nhân độ thế, Tiên Dung tình cờ gặp nàng Tây Sa vốn là công chúa Tây cung giáng trần, bèn kết nghĩa chị em, rồi se duyên cho Chử Đồng Tử. Nàng Tây Sa rất giỏi phép thuật, xây cung dựng điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa. Khi nhà vua lâm bệnh nặng, Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã bí mật nhờ nàng Tây Sa về chữa bệnh cho vua cha. Được thuốc tiên, nhà vua khỏi bệnh liền phong cho nàng Tây Sa là “Công chúa của nước phật”.
Sau có kẻ nịnh thần về kinh đô tâu với vua Hùng rằng “Vợ chồng công chúa Tiên Dung dùng phép lạ dựng thành quách, muốn lập riêng bờ cõi”. Ngỡ con làm phản, vua Hùng sai quan quân đến dẹp. Vợ chồng Chử Đồng Tử không chống lại mệnh cha, mà chờ chịu tội. Nửa đêm hôm ấy một trận cuồng phong nổi lên, cả lâu đài thành quách của vợ chồng Chử Đồng Tử cùng bay lên trời, để lại một đầm nước rộng mênh mông. Người đời sau gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch (đầm một đêm).
Hay tin, vua Hùng Duệ Vương đã tìm đến nơi đây mà khóc thương con. Hối hận, nhà vua đã ban tước và cho lập Đền Chử Đồng Tử. Người đời cảm phục trước mối tình cao đẹp lại hiếu nghĩa hơn người, hàng năm lại về đền vọng bái Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân.
Xem thêm
Đền Chử Đồng Tử
-
Hình ảnh Đền Chử Đồng Tử
-
Bản đồ đường đi Đền Chử Đồng Tử
-
Sự tích Đền Chử Đồng Tử
Mục lục
Du lịch Hưng Yên
-
Phố Hiến
-
Văn miếu Xích Đằng
-
Chùa Chuông
-
Đền Trần
-
Đền Mẫu
-
Chùa Hiến
-
Chùa Nễ Châu
-
Đền Chử Đồng Tử