Địa điểm du lịch
Kênh gym
Dinh Ho Vuong Ha Giang
Dinh họ Vương - Hà Giang
Dinh họ Vương còn được gọi Dinh vua Mèo ở Hà Giang, là một di tích kiến trúc nghệ thuật đẹp và độc đáo, tuy đã phủ màu rêu xanh thời gian nhưng được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay, minh chứng cho dòng họ Vương một thời uy quyền trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Nguồn gốc Dinh họ Vương
Dinh thự họ Vương Hà Giang là chỗ ở kiêm pháo đài của dòng họ Vương Chính Đức. Nơi đây lưu giữ bằng chứng phản ánh chế độ thổ ty phong kiến miền núi điển hình của dân tộc Mông trên vùng Đồng Văn xưa.
- Vương Chính Đức vốn là người lao động của Thổ ty Hoàng Tự Bình nhưng lại có uy tín trong vùng nên được Pháp cất nhắc lên làm Chánh tổng. Vào đầu thế kỷ 20, khi Hoàng Tự Bình già yếu, Vương Chính Đức lên thay.
Khi bắt tay xây dựng cơ dinh cho dòng họ mình, Vương Chính Đức đã mời thầy địa lý giỏi đi khảo sát khắp vùng, sau đó chọn thung lũng Sà Phìn, vì địa thế ở đây nổi lên như mai rùa, được coi như là nơi thần kim quy dựng nghiệp. Hai ngọn núi phía trước như hai mâm xôi có thể nuôi sống con cháu muôn đời. Còn phía sau là bức tường thành vòng cung ôm lấy dinh thự, nếu dựa lưng vào đó thì gia đình họ Vương sẽ vững chãi.
- Toàn bộ Dinh nhà họ Vương được xây trong 8 năm và tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng, là số tiền rất lớn thời bấy giờ. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam (Trung Quốc) và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.
Kiến trúc Dinh họ Vương
Dinh thự nhà họ Vương có quy mô không lớn, thiết kế theo lối kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc) trên nền diện tích khoảng 1.200m2. Tổng thể Dinh họ Vương toát lên vẻ quyền uy, được bao bọc bởi 2 vòng thành xây bằng đá, dày 60 - 80cm, cao 2.5 - 3m. Vòng thành trong dày và kiên cố hơn vòng thành ngoài. Cả hai vòng thành đều bố trí nhiều lỗ châu mai. Khoảng đất giữa hai vòng thành rộng khoảng 50m, được trồng cây xanh.
Phía trước di tích Dinh họ Vương ở Hà Giang, về bên trái là khu mộ dòng họ Vương gồm hai ngôi mộ. Một là của người vợ cả, một là của người con - Vương Chí Sình, người đã được Bác Hồ đặt tên là Vương Chí Thành khi ông về Hà Nội làm đại biểu quốc hội. Cả hai ngôi mộ đều được làm bằng đá với những chạm khắc cầu kỳ. Trên mộ của Vương Chí Sình còn khắc đôi câu đối do Bác Hồ tặng "Tận trung báo quốc - Bất thụ nô lệ".
Đoạn đường dẫn vào Dinh họ Vương dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn, vuông vức, bằng phẳng. Bước lên 15 bậc đá vào trong dinh, ngay cổng đầu tiên du khách sẽ thấy tấm hoành phi sơn son, thếp vàng đề chữ “Biên chinh khả phong” có nghĩa là “Chính quyền biên cương này mạnh”. Theo sử sách ghi lại, bức hoành phi này do vua Nguyễn ban phong cho Vương Chính Đức. Hiện Dinh còn lưu giữ hình ảnh Vương Chính Đức mặc phục quan triều Nguyễn.
Bên trong Dinh họ Vương, khu nhà dài 56m, rộng 20m, cao 10 - 12m, gồm 4 nhà ngang và 6 nhà dọc, đều có kết cấu 2 tầng với 64 buồng chia làm tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Tường xây bằng đá, trong ốp ván, cột kèo gỗ, sàn lát gỗ, mái ngói máng, có hàng hiên lợp ngói ống trang trí hoa văn chữ Thọ. Bố cục khu nhà thấp dần từ ngoài vào trong. Ngôi nhà chính quay mặt ra phía cổng, và còn có các ngôi nhà phụ như: bếp, bể nước, nhà kho và chuồng ngựa...
Toàn bộ kiến trúc Dinh họ Vương được tạo dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông, gỗ pơ-mu, ngói đất nung già được chạm trổ công phu hình rồng, phượng, dơi... tượng trưng cho sự quyền quý và hưng thịnh. Các bức chạm và hoa văn cho thấy sự tinh xảo và tài nghệ của người thợ bấy giờ. Công trình toát lên vẻ thâm nghiêm giữa khung cảnh tĩnh mịch nơi vùng cao biên giới. Từ năm 1993, Dinh họ Vương Hà Giang đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, trở thành điểm tham quan giá trị và thu hút khách của du lịch Đồng Văn, Hà Giang.
Dinh họ Vương - lối lên khu di tích
Dinh họ Vương với kiến trúc đẹp mắt
Dinh họ Vương nhìn từ trên cao
Xem thêm
Dinh họ Vương
-
Hình ảnh Dinh họ Vương
-
Bản đồ đường đi Dinh họ Vương
Mục lục
Du lịch Hà Giang
-
Núi đôi Quản Bạ
-
Dinh họ Vương
-
Cao nguyên đá Đồng Văn
-
Cột cờ Lũng Cú
-
Đèo Mã Pí Lèng
-
Chợ tình Khâu Vai
-
Thôn Tha