Vào cuối năm 2011, các nhà khoa học đã đưa ra các giả thuyết chứng minh núi An Tôn (xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc) cách Thành Nhà Hồ khoảng 2 km và một vài ngọn núi trong vùng chính là nơi khai thác đá phục vụ xây Thành Nhà Hồ Thanh Hóa. Hiện tại, một số hình ảnh, dấu tích vẫn còn trên dãy núi An Tôn càng củng cố thêm cơ sở: đây chính là công trường khai thác đá xây dựng Di sản Văn hóa Thế giới này.
Đến nay vẫn còn dấu vết của những phiến đá bị tách khỏi núi An Tôn.
Dấu tích ghè đẽo, chế tác trên một phiến đá tại lưng chừng núi.
Có hàng chục phiến đá có dấu vết ghè đẽo khác bị bỏ lại khu vực chân núi An Tôn.
Một phiến đá còn có lỗ tròn của dấu vết bàn tay con người tạo tác.
Trong vùng, còn một số dãy núi đá xếp tầng, dễ chia tách từng khối, thuận lợi cho người xưa khai thác thủ công.
Những viên đá được tìm thấy trong quá trình khai quật tại khu vực Thành Nhà Hồ, có giả thuyết cho rằng đây là những con lăn dùng để vận chuyển những tảng đá từ công trường khai thác về xây Thành Nhà Hồ.
Đá xây Thành Nhà Hồ được xác định chính là loại đá ở núi An Tôn và từ một số dãy núi trong vùng.
TTXT du lịch Thanh Hóa