Đền Cờn Nghệ An là một trong bốn đền linh thiêng nhất xứ Nghệ - Tĩnh. Từ xưa thần phả Đền đã ghi rõ “Quốc gia Nam hải đại cần thánh nương tứ vị thượng đẳng lối linh tôn thần”. Ngoài đền chính (Đền Cờn Trong, bên dòng Mai Giang) còn có đền phụ (Đền Cờn Ngoài, bên bờ biển Quỳnh Phương).
Đền Ngoài nằm ngay tại nơi cao nhất của dải núi Thằn Lằn (Hùng Vương). Theo trí tưởng tượng của dân gian trong vùng, vị trí của đền là đầu của một con thằn lằn, phần thân nằm vắt từ phía đông sang phía bắc làng, ngay sát mép biển. Đây là một giải núi thấp, dài gần 1km với độ cao trên 100m so với mực nước biển. Tương truyền, sự tích Đền Cờn Ngoài được khai dựng vào khoảng thế kỷ 15 (sau đền Trong), được tôn tạo và hoàn chỉnh dưới thời Tự Đức (1848-1883), cùng một lúc với việc tu bổ đền Trong. Đế Bính là một trong những nhân vật trong truyền thuyết “Tứ Vị Thánh Nương” hiện còn lưu truyền khắp dân gian Phương Cần và dải đất ven bờ biển phía vịnh Bắc Bộ.
Một góc mái Đền Cờn Ngoài.
Năm Hồng Đức thứ nhất (1470), vua Lê Thánh Tông trên đường mang quân đánh dẹp phương nam cũng dừng chân tại cửa Cờn và vào Đền làm lễ cầu đào. Nhờ Tứ vị Thánh Nương hiển linh phù trợ, nhà Vua đã đánh thắng giặc. Sau khi trở về, Vua ban cấp tiền bạc xây dựng đền và phong sắc “Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh hương thượng thượng đẳng thần Ngọc bệ hạ”, ghi nhận công đức Thánh Mẫu giúp nước, giúp dân.
Chính điện Đền Cờn Ngoài có 4 chữ “Càn môn linh từ”, nghĩa là Đền thiêng Cửa Càn, về sau do phạm húy mà đổi là Cờn.
“Cụ rùa đá” ngàn năm vẫn lặng yên nhìn ra phía biển.
Vào ngày nghỉ, dịp cuối tuần, nhiều du khách về thăm Đền Cờn Ngoài và nghỉ mát trên bãi biển Quỳnh Phương.
Thưởng thức những món hải sản tươi ngon như canh ngao ngọt lịm vị biển.
Tôm tít (hoặc còn gọi là con bề bề) chốn này đặc biệt thơm, ngọt và ngon.
Cá thu nướng đặc sản, chấm cùng nước mắm biển Quỳnh Phương.
TTXT du lịch Nghệ An